Nhảy việc hay thay đổi chính mình - F5 công việc, F5 cuộc đời

Nhảy việc liên tục, không tìm thấy một công ti có thể gắn bó lâu dài với mình là tình trạng của rất nhiều Gen Z ngày nay. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển kỹ năng bản thân cũng như mục tiêu lâu dài của người trẻ. Vậy chúng ta nên nhảy việc nhiều hay không? Câu trả lời được nằm trong cuốn sách “Nhảy việc hay thay đổi chính mình?”

 Một trích đoạn trong cuốn sách.

Một trích đoạn trong cuốn sách.

“Nhảy việc” là hành động phổ biến của giới trẻ ngày nay, chỉ cần cảm thấy sếp khó chiều hoặc đồng nghiệp khó tính, thấy công việc quá khó, thường xuyên phải tăng ca,... và rất nhiều lý do khác nhau và đôi khi xuất phát từ một câu chuyện rất nhỏ cũng đủ để làm “lung lay” tinh thần của nhiều người trẻ mà chúng ta hay thường gọi là Gen Z.

Cuối cùng nhảy việc liên tục có phải sẽ giúp người trẻ được đổi môi trường, trải nghiệm nhiều hơn trong công việc hay không? Thực tế, nhảy việc liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người trẻ, đặc biệt là sự kiên trì khi theo đuổi một công việc. Nếu chán thì nghỉ, vui vẻ thì đi làm, thích lúc nào thì nỗ lực lúc ấy, làm gì cũng theo cảm hứng vậy thì chúng ta sẽ chẳng thể gắn bó lâu dài với một công ti lâu dài.

Trước khi theo đuổi ước mơ chúng ta có thể chẳng có gì trong tay nhưng bạn đã vạch ra cho mình một kế hoạch, nhất là một kế hoạch khả thi giúp bạn tiến bước đến ước mơ. Giống như nhảy việc vậy, nếu bạn không đủ năng lực vậy thì khoan nghĩ đến chuyện nhảy việc, hãy trau dồi bản thân để nâng cấp trình độ của mình.

 Bìa cuốn sách “Nhảy việc hay thay đổi chính mình?”

Bìa cuốn sách “Nhảy việc hay thay đổi chính mình?”

Nỗi sợ chẳng thích gì ngoài việc bạn để các mối quan hệ, phẩm chất và các kỹ năng dư thừa mà bạn không bao giờ sử dụng trong suốt thời gian thể hiện nhiệt huyết. Sự sợ hãi thích những cơ hội bị bỏ lỡ và những tiềm năng bị lãng phí như tôi thích món phô mai. Nhiệt huyết không ủng hộ việc đó. Nhiệt huyết biết bạn phỉ làm những việc người khác không làm để có được những kết quả mà người khác sẽ không nhận được. Nhiệt huyết là dám thử, dù sau đó có thất bại. Sau đó, nó lại tiếp tục cố gắng một lần nữa, vì can đảm chỉ đơn giản là bạn cảm thấy không gì là không thể.

RELATED ARTICLES

Nghệ thuật từ chối - Cách nói không mà vẫn có được đồng thuận

Chỉ cần em mạnh mẽ sẽ có cách đừng lo - Cách người trưởng thành yêu nhau

Nghệ thuật tối giản: Có ít đi, sống nhiều hơn

Tĩnh lặng - Sức mạnh của tĩnh lặng trong thế giới huyên náo

Hãy yêu đời dẫu đời có trái ngang - Lời nhắn gửi đến bạn một đời hạnh phúc